Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí, đơn vị hành chính, dân số
Huyện Cần Đước nằm ở phía Đông Nam, thuộc vùng Hạ của tỉnh Long An, là một huyện ven biển, ba phía được bao bọc bởi sông Rạch Cát và sông Vàm Cỏ. Có Quốc lộ 50 nối với Tp.HCM và Tỉnh lộ 826 và 835 nối với Quốc lộ 1A có thể đi Thành phố HCM và Miền Tây; có hệ thống giao thông sông rạch rất thuận tiện việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, đặc biệt Cần Đước là cửa ngõ giao thông huyết mạch giữa Tp.HCM đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long qua kinh Nước Mặn nối sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát; phía Đông giáp huyện Cần Giuộc có sông Rạch Cát làm ranh giới; Phía Tây giáp huyện Tân Trụ và huyện Châu Thành có sông Vàm Cỏ làm ranh giới; Phía nam giáp Thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang có sông Vàm Cỏ làm ranh giới. Phía Bắc giáp huyện Bến Lức.
Cần Đước được chia thành 16 xã và 01 thị trấn: Long Định, Long Cang, Phước Vân, Long Sơn. Tân Trạch, Long Hòa, Long Khê, Long Trạch, Mỹ Lệ, Tân Lân, Phước Đông, Tân Ân, Tân Chánh, PhướcT uy, Long Hựu Đông, Long Hựu Tây và Thị trấn Cần Đước - là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, của huyện, cách thành phố Tân An 30 km theo đường chim bay và cách Tp.HCM 31 km.
Diện tích tự nhiên của huyện là 218,803 km2. Năm 2013, Cần Đước có 186.148 dân, với mật độ 817ng/ km2,phân bổ không đều giữa các xã như Long Trạch, Long Hòa, Long Khê trên 950n/km2; PhướcTuy, Long Sơn, Long Hựu Tây 600n/km2, tỷ lệ dân số sống ở Thị trấn là 17,35 % (12.500 người ), nguồn lao động dồi dào ( 85.600 người).
2.Điều kiện khí hậu thời tiết
- Khí hậu: Cần Đước mang sắc thái chung của khí hậu Đồng bằng Sông Cửu Long với hai mùa: mùa mưa và mùa khô, đồng thời chịu ảnh hưởng thời tiết vùng cận biển:
+ Nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ trung bình trên địa bàn xấp xỉ 27 độ C; ẩm độ bình quân 79 % và chênh lệch cao giữa mùa khô và mùa mưa (20 % - 90 % ). Số giờ nắng bình quân 2.700 giờ / năm.
+ Chế độ mưa: mùa mưa thường từ tháng 4 AL đến tháng 11 AL, lượng mưa bình quân khoảng1600 mm/năm, trong tháng 9-10 lượng mưa rất lớn, trùng với thời điểm lũ cao gây ra hiện tượng ngập lụt trong vùng. Giữa mùa mưa có hiện tượng hạn kéo dài khoảng 15 ngày trong tháng 7 hoặc tháng 8 ( gọi là hạn Bà Chằng ).
+ Chế độ gió: Cần Đước chịu ảnh hưởng chế độ gió mùa, cũng thay đổi theo 2 mùa rõ rệt. Gió mùa Đông Bắc vào mùa khô, với tốc độ trung bình 5 – 7m/giây. Gió mùa Tây Nam vào mùa mưa, tốc độ trung bình 3,2m/giây. Cần Đước ít có bão, đôi khi do ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới có mưa lớn xảy ra.
- Nguồn nước:
+ Nguồn nước mặt: được hình thành từ hệ thống sông Vàm Cỏ, sông Rạch Cát và hệ hốngkênh rạch chằng chịt trên địabàn, thường bị mặn vào mùa khô.
+ Nguồn nước mưa: mùa mưa thườngkéo dài từ tháng 4 cho đến hết tháng 11, là nguồn nước ngọt chủ yếu để sản xuấtnông nghiệp và dùng cho sinh hoạt.
+ Nguồn nước ngầm có độ sâu trên140m đến 300m, có hàm lượng sắt cao, có 5 xã không có nguồn nước ngầm là Long Định, Long Cang, Tân Trạch, Long Sơn, Phước Tuy.
- Thủy văn: Chế độ thủy văn ở Cần Đước chịu tác động mạnh của chế độ bán nhật triều của biển Đông. Vào mùa khô thủy triều đưa nước mặn từ cửa Soài Rạp theo sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát vào nội đồng. Hơn nữa địa hình thấp từ Bắc xuống Nam, trung bình từ 0,6 – 0,8m so với mực nước biển, có nơi chỉ khoảng 0,3 – 0,5m nên nước mặn dễ xâm nhập sâu vào trong nội đồng.
- Đất đai: Cần Đước có 06 nhóm đất gồm: nhóm đất phù sa; nhóm đất phù sa nhiễm mặn; nhóm đất phèn tiềm tàng; nhóm đất phèn hoạt động; nhóm đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn; nhóm đất phèn hoạt động nhiễm mặn. Nhìn chung tỷ lệ đất phèn chiếm diện tích lớn, là một hạn chếcho việc phát triển trồng trọt. Đất ở Cần Đước có thể trồng lúa, trồng rau màu, trồng lát, trồng dưa hấu và nuôi tôm.